Sân Vận Động Mỹ Đình Và Những Trận Cầu Nổi Tiếng

Sân Vận Động Mỹ Đình Và Những Trận Cầu Nổi Tiếng

Năm 2003, cả nước đứng ngồi không yên trước sự hoàn thiện của sân vận động Mỹ Đình. Đến nay, nơi đây đã phục vụ được hàng trăm các trận tranh tài lớn nhỏ mang tầm cỡ quốc tế. Thế nhưng, không phải bất kỳ ai cũng nắm rõ được thông tin về sân vận động này. Cùng KEONHACAI tìm hiểu qua những thông tin chia sẻ dưới đây nhé.

Lịch sử hình thành sân vận động Mỹ Đình

Năm 1998, Chính Phủ ngày đêm nghiên cứu ra một khu liên hợp thể thao quốc gia. Đây mới chỉ là tiền đề cho ý tưởng một sân vận động quốc gia tại đất nước Việt Nam. Đến 2020, ý tưởng này đã nhanh chóng được Thủ Tướng Việt Nam –  Phan Văn Khải phê duyệt. Đồng thời Ban tổ chức cũng khẩn trương chuẩn bị cho Đại Hội Thể Thao Đông Nam Á 2003.

Tham gia đấu thầu vào dự án này gồm 4 công ty như:

  • Hanoi International Group (HISG – Trung Quốc)
  • Philipp Holzmann (Đức)
  • Bouygues (Pháp)
  • Lemna-Keystone (Hoa Kỳ)

Sân Vận Động Mỹ Đình

Xem thêm Chiếc Giày Vàng Là Gì?

Quá trình ký kết và xây dựng sân vận động Mỹ Đình:

  • HISG đã thắng thầu vào ngày 14 tháng 8 năm 2001.
  • Năm 2002 chính thức đi vào xây dựng với cái tên Sân Vận Động Trung Tâm.
  • Đến tháng 6 năm 2003, hoàn thiện mặt kiến trúc SVĐ Mỹ Đình.
  • Tháng 8 năm 2003 được gọi với cái tên Sân Vận Động Quốc Gia Mỹ Đình.
  • Tháng 9 năm 2003 khánh thành sân vận động.

Sân vận động Mỹ Đình có sức chứa khổng lồ

Theo tìm hiểu, sân vận động có sức chứa cực lớn, lên đến 40.192 chỗ ngồi. Trong đó, gồm có 450 ghế VIP, 160 ghế dành riêng cho những phóng viên, đài truyền hình, còn lại là hàng ghế thưởng. Vào những đợt diễn ra trận đấu đỉnh cao, quan trọng số lượng cổ động viên góp mặt lên đến 70.000 người.

Kiến trúc sân vận động Mỹ Đình

Kiến trúc sân vận động Mỹ Đình đẹp, bố cục hài hòa

Đến với nơi đây khán giả sẽ bị choáng ngợp trước kích thước sân rộng 105m x 68m, Kết hợp với 8 đường chạy điền kinh vòng 400m và 10 đường chạy thẳng 110m, thiết kế 2 sân nhảy cao cùng 2 sân ném tạ, ném lao, ném tạ xích. Chưa dừng lại ở đó, các chủ đầu tư còn xây dựng 2 khu nhảy sào kép, 2 khu nhảy xà kép. Tổng diện tích khu vực bao gồm 1 sân chính, 2 sân tập rộng khoảng 17.5 ha.

Phần khán đài có sự chia rõ ràng thành khán đài phía Tây và phía Đông. Mỗi khán đài 2 tầng có chiều cao 25,8m, còn phía Bắc và phía Nam có 1 tầng cao 8,4m. Xung quanh có đến 419 phòng chức năng, hệ thống ánh sáng trang trí hiện đại.

Mái sân vận động nặng đến 2.300 tấn, khẩu độ 156m cùng với đường kính 1,1m. Các mái đua ra che phủ toàn bộ khán đài phía Tây giúp tránh nắng nóng, mưa.

Những trận cầu nổi tiếng được tổ chức trên sân vận động Mỹ Đình

Ngay những ngày đầu khánh thành sân 2 tháng 9 năm 2003 U23 Việt Nam vs CLB Thân Hoa Thượng Hải đã chính thức tranh tài trên sân.  Vào thời điểm đó, sân tổ chức lễ khai mạc, bế mạc dành cho các bộ môn điền kinh cùng các trận bóng đá giao hữu của Đại Hội Thể Thao Đông Nam Á 2003, Đại Hội Thể Thao Người Khuyết Tật Đông Nam Á 2003.

Đến tháng 7 năm 2007 cổ động viên nô nức đến tham dự  trận đấu Bảng B trong khuôn khổ Asian Cup 2007. Ngày 30 tháng 10 đến ngày 8 tháng 11 năm 2009 tham gia lễ bế mạc Đại Hội Thể Thao Trong Nhà Châu Á 2009.

Sân Vận động Mỹ Đình là nơi diễn ra nhiều trận cầu nảy lửa

Bên cạnh đó, không thể không kể đến những cuộc tranh tài nảy lửa trên sân vận động Mỹ Đình như:

  • Giải đấu AFC Champions League 2008
  • Trận đấu giao hữu quốc tế giữa Việt Nam và Olympic Brazil
  • Mùa giải AFF Cup 2010, 2011, V-League 2011.
  • Thế Vận Hội Mùa Hè 2012 – Vòng loại Play-off Châu Á dành cho nam
  • Trận đấu Việt Nam gặp Arsenal
  • Trận đấu quốc tế Việt Nam và Manchester City.

Lời kết

Như vậy bạn đã biết đến những thông tin chi tiết về lịch sử, sức chứa, kiến trúc cũng như những trận cầu diễn ra trên sân vận động Mỹ Đình. Còn rất nhiều những trận cầu khác vẫn chưa được liệt kê anh em hãy thường xuyên dõi kênh nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *