Sân Santiago Bernabéu: Lịch Sử và Kiến Trúc

Sân Santiago Bernabéu: Lịch Sử và Kiến Trúc

Sân Santiago Bernabéu là công trình hiện đại được đông đảo fan yêu thích thể thao trên thế giới quan tâm. Với quy mô hoành tráng, đẳng cấp bất cứ ai cũng mong muốn một lần trong đời được đặt chân đến đây. Cùng Keonhacai khám phá chi tiết hơn qua nội dung bài viết sau đây.

Lịch sử công trình sân Santiago Bernabéu

Ngày 22/6/1944, ngân hàng điện tử công nghiệp Banco Mercantil đã chính thức đặt bút ký quyết định cấp tiền mua đất cho Santiago Bernabéu và Rafael Salgado. Đó là một khu đất của sân vận động cũ mang tên Chamartin.

Vào ngày 5/9/1944, hai vị kiến trúc sư Manuel Munoz và Luis Soler đã được thuê để thiết kế công trình này. Khởi công xây dựng sân vận động diễn ra vào ngày 27/10/1944 và đến 14/12/1947 sân được khánh thành.

Tại thời điểm năm 1947, sân Santiago Bernabéu đã tổ chức trận thi đấu giao hữu đầu tiên giữa đội chủ nhà Real Madrid cùng với CLB Bồ Đào Nha đó là Os Belenenses. Trải qua nhiều năm hoạt động nhưng đến mãi đầu thập niên 80 Bernabéu mới phải sửa chữa. Quá trình tu sửa kéo dài đến tận 16 tháng và tiêu tốn rất nhiều tiền.

Sân Santiago Bernabéu

Đến những năm 90, sân Santiago Bernabéu cũng được nhà đầu tư mở rộng đáng kể với chi phí lên tới 5 tỷ peseta. Chính số tiền này đã góp phần làm gia tăng khoản nợ của câu lạc bộ khi không được hỗ trợ.

Bước sang thế ký 21, Florentino Pérez là người đứng đầu Real Madrid đã đưa ra mục tiêu cải thiện chỗ ngồi cho khán giả. Đồng thời nâng cao chất lượng các trang thiết bị, tăng doanh thu tối đa.

Sân Santiago Bernabéu chứa được bao nhiêu người?

Thời điểm đầu sân vận động này có sức chứa lên đến 75.145 khán giả. Trong đó, 27.645 có chỗ ngồi và 47.500 người hâm mộ phải đứng. Đến năm 1955 để đáp ứng nhu cầu xem bóng đá ngày càng đông đã chính thức mở rộng để chứa được 125.000 khán giả.

Sân Santiago Bernabéu có sức chứa khán giả lớn

Tuy nhiên, sau một thời gian sân đã giảm xuống còn 98.000 khán giả và có 24.550 trong số đó được bao phủ bởi mái che mới. Trước sự mở rộng của phía đông cùng sự ra đời của các phòng trưng bày, sức chứa của Santiago Bernabéu giảm xuống còn 80.354 người và tất cả đều có chỗ ngồi.

Kiến trúc sân Santiago Bernabéu

Sân Santiago Bernabéu là một kiệt tác kiến ​​trúc ngoạn mục nhất thế giới. Nhất là việc thiết kế sân nằm ở trong lòng đất. Florentino Pérez sẽ biến nơi đây trở thành một sân vận động đa chức năng, có thể sử dụng được các sự kiện khác nhau. Hiện tại sân vận động Tottenham Hotspur và sân VELTINS-Arena cũng đang thiết kế theo hướng này.

Sân Santiago Bernabéu trải qua nhiều sự thay đổi

Ngay trong sân được xây dựng một nhà kính lớn thu hút sự chú ý của người xem. Đây đang làm vấn đề khiến các nhà thiết kế đau đầu. Bởi để xây dựng được đòi hỏi điều kiện về độ ẩm và ánh sáng dưới lòng đất phải ổn định.

Các trận đấu lớn diễn ra tại sân Santiago Bernabeu

Sân Santiago Bernabeu nơi diễn ra những trận tranh tài đình đám và các giải đấu danh giá hàng đầu. Cụ thể như:

Chung kết Cúp C1 châu âu 1957

Chung kết Cúp C1 châu âu 1957 diễn ra trên sân với sự góp mặt của 2 đội thi đấu. Đó là Real Madrid và Fiorentina. Kết quả trận đấu Real đã chiến thắng với tỷ số 2 – 0, giành danh hiệu cúp C1 Châu âu thứ 2 liên tiếp.

Chung kết Cúp C1 châu âu 1969

Trận chung kết Cúp C1 Châu âu 1969 có sự tham gia của đội Milan và Ajax. Kết quả là Milan đã làm cháy lưới đội bóng Ajax 4 – 1 nhanh chóng sở hữu được chức vô địch Châu âu thứ 2.

Chung kết Cúp C1 châu âu 1980

Sân Santiago Bernabeu nơi diễn ra sự kiện thể thao đỉnh cao

Trận chung kết này được diễn ra trên sân Santiago Bernabeu. Cuộc tranh tài gây cấn giữa Nottingham Forest và Hamburger SV kết quả với tỷ số 1 – 0 nghiêng về đội bóng Anh.

Xem thêm Sân Old Trafford: Lịch Sử Và Những Trận Cầu Nổi Tiếng

Chung kết UEFA Champions League 2010

Trận đấu có sự tham gia của 2 đội mạnh nhất đó là Bayern München vs Internazionale. Kết quả Inter đã 2 lần làm thủng lưới đội bạn và giành chức vô địch.

Kết luận

Trên đây là bài viết giới thiệu về sân Santiago Bernabéu – một trong số các sân vận động lớn nhất thế giới hiện nay. Công trình được xây dựng bằng cả tâm huyết của các kiến trúc sư cũng như người dân Tây Ban Nha. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *